Kích nổ trên ô tô – Những điều cần lưu ý
KÍCH NỔ TRÊN Ô TÔ - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Hiện tượng kích nổ do việc sử dụng nhiên liệu có khả năng chống kích nổ quá thấp, hỗn hợp khí - nhiên liệu không thể cháy ổn định để tạo năng lượng tối đa.
Thomas Midgley (1889-1944) và Sir Harry Ricardo (1885-1974) đã đã nghiên cứu và chứng minh rằng để đạt được năng lượng tối đa từ xăng, hỗn hợp khí nén nhiên liệu - không khí trong buồng đốt cần phải được đốt cháy một cách điều hoà. Khi bugi đánh lửa, bề mặt ngọn lửa lan toả một cách đồng đều trong xi-lanh với tốc độ khoảng 20-25 m/s và đốt cháy hết hoà khí nhiên liệu - không khí ở những vùng mà nó đi qua.
Quá trình cháy điều hoà sinh ra các bức xạ quang nhiệt đốt nóng và ép,gây ra áp lực cực lớn đến vùng khí chưa cháy phía trước và nếu nhiên liệu có khả năng chống kích nổ tốt, hỗn hợp nhiên liệu - không khí ở vùng này sẽ không bị cháy trước khi bề mặt lửa lan tới, chúng sẽ cháy một cách tuần tự cho đến khi toàn bộ khí trong xi-lanh cháy hết, bằng cách đó, nhiên liệu cháy sẽ cung cấp một lực đẩy có năng lượng tối đa đủ mạnh lên piston,làm nó đi sinh công.
Trong thực tế, có hàng loạt các phản ứng tiền kích nổ diễn ra ở vùng khí chưa cháy trong buồng đốt trước khi bề mặt lửa từ bugi ập đến. Các phản ứng tiền cháy nổ đó tạo ra các phân tử hay các gốc hoá học có khả năng tự bốc cháy bởi các bức xạ quang nhiệt với tốc độ cháy đạt khoảng 1.500-2.500 m/s, nhanh gấp hàng trăm lần tốc độ cháy bình thường.
Với tốc độ cháy như vậy chúng sẽ gây ra sự tăng áp suất đột ngột áp suất trong xi-lanh, giá trị áp suất tức thời tại thời điểm xảy ra hiện tượng kích nổ mà máy ghi áp lực ghi được là 160 atm, gấp nhiều lần so với áp suất vận hành ở chế độ cháy bình thường. Tuy nhiên, áp suất tổng hợp tối đa tác động lên bề mặt piston lại không khác mấy so với áp suất vận hành bình thường. Nguyên nhân là do sự bù trừ áp suất của hai khối khí ngược chiều nhau: Một sinh ra từ bề mặt lửa lan truyền từ bugi và một sinh ra từ các điểm tự kích nổ.
Hiện tượng kích nổ làm tiêu hao năng lượng, giảm sức mạnh của động cơ do năng lượng nhiệt thu được không dùng để sinh công hữu ích, áp suất sinh ra từ các điểm tự cháy chủ yếu tạo ra các sóng hơi xung động va đập vào thành xi-lanh, máy nổ rung giật và làm nóng động cơ một cách bất thường, đồng thời, sóng nén sinh ra từ các vị trí kích nổ cộng hưởng với sóng nén chính tạo ra nút giao thoa và phát ra những tiếng kêu lốc cốc.
Người sử dụng phương tiện giao thông ngày nay có thể không quan tâm nhiều đến hiện tượng này. Nhưng các nhà phát triển động cơ lỗi lạc ở đầu thập niên 20 của thế kỷ trước đã không thể tin nổi khi chứng kiến cảnh chỉ trong vài phút, piston, chốt piston rạn nứt, vòng găng (séc-măng) vỡ thành từng mảnh, bộ truyền động, hộp số, trục cam bị mài mòn, và cuối cùng toàn bộ hệ thống động cơ bị phá huỷ bởi sự kết hợp giữa sóng áp suất mạnh với hiện tượng quá nhiệt.
Theo Otofun
Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79
Chúc các bạn thành công !
- " Mua đẵng cấp - giá cực thấp" cùng OBD Việt Nam 10/10/2016
- OBD Việt Nam khuyến mãi tháng 10/2016 – Giảm ngay 9.050.000 khi mua trọn bộ GSCAN II 04/10/2016
- Tuần này OBD Việt Nam ưu đãi gì cho bạn ? 27/09/2016
- Obd việt nam hôm nay có gì "hot" ? 21/09/2016
- Thứ 6 siêu quà tặng cùng với OBD Việt Nam 16/09/2016
- Khuyến mãi khủng lên tới 12 triệu đồng khi mua thiết bị GDS 28/07/2016
- Phân biệt các màu biển số xe tại Việt Nam 27/07/2016
- Cách điều chỉnh khe hở nhiệt trong ô tô 26/07/2016
- 3 điều nên biết về động cơ tăng áp 25/07/2016
- Volkswagen gian lận khí thải như thế nào ? 22/07/2016
- Mua máy đọc lỗi Autel – Tặng khóa học chẩn đoán chuyên sâu. 21/07/2016
- Khắc phục lỗi khi Teamviewer đòi cập nhật 20/07/2016
- Ý nghĩa đằng sau tên các dòng xe 19/07/2016
- Công nghệ giúp phát hiện và hạn chế buồn ngủ trên xe ô tô 14/07/2016
- Hướng dẫn sửa chữa điều hòa ô tô 14/07/2016